Tại giải China Open 2016, cầu lông Trung Quốc đã trắng tay sau 30 năm kể từ khi giải đấu diễn ra vào năm 1986. Đây là một kết quả gây sốc cho người Trung Quốc, nó tương tự như sự thất vọng của họ tại Olympic Rio 2016. 30 năm 1 lần tay trắng tại China Open 2016 Giải cầu lông Trung Quốc mở rộng (China Open 2016) là một giải thuộc hệ Super Series Premier danh giá của Liên đoàn cầu lông thế giới (BWF) với tổng giải thưởng 700,000 USD. Đây là giải đấu tổ chức tại Trung Quốc từ năm 1986, trước đó mỗi lần giải diễn ra các VĐV Trung Quốc thường giành ít nhất 1 chức vô địch trong 5 nội dung thi, tuy nhiên họ đã tay trắng năm nay. Có 4 VĐV Trung Quốc lọt vào 4/5 trận chung kết diễn ra và ngày hôm qua (20/11). Nhưng cú sốc đã xảy ra khi không có tay vợt Trung Quốc nào giành chức vô địch. Lần lượt Chen Long (số 2 thế giới) bất ngờ thua 20-22, 13-21 trước Jan Jorgensen của Đan Mạch tại trận chung kết đơn nam. Chung kết đơn nữ, Sun Yu (số 9 thế giới) gục ngã với tỷ số 11-21, 21-17, 11-21 trước Pusarla Venkata Sindhu (Ấn Độ, số 10 thế giới). Hai trận chung kết đôi VĐV Trung Quốc tiếp tục thất bại. Cặp đôi nữ Huang Dongping / Li Yinhui thua ngược đôi Hàn Quốc Chang Ye-na / Lee So-hee 21-13, 14-21, 17-21. Trận chung kết đôi nam nữ, tay vợt kỳ cựu Zhang Nan / Li Yinhui cũng tiếp tục thua cặp hạt giống số hai người Indonesia là Tontowi Ahmad / Liliyana Natsir với tỷ số 13-21, 24-22, 16-21. Sau 30 năm lịch sử giải cầu lông China Open, thì đây là lần đầu tiên cầu lông Trung Quốc trắng tay tại giải đấu được tổ chức trên sân nhà. Đó là một cú sốc không dễ gì chấp nhận với một cường quốc cầu lông như Trung Quốc. "Đế chế" cầu lông Trung Quốc tự mãn, ngủ quên trên chiến thắng? Tại Olympic London 2012, cầu lông Trung Quốc thống trị cả 5 nội dung (giành 5 hcv: đơn nam, đôi nam, đơn nữ, đôi nữ và đôi nam nữ), trước Thế vận hội Rio 2016 họ tuyên bố sẽ tiếp tục thống trị danh hiệu, nhưng kết quả họ chỉ giành được 2/5 tấm HCV. Thống kê lịch sử và tài năng của các tay vợt luôn chứng minh cầu lông Trung Quốc mạnh nhất, song chiến thắng không giành cho những người ngạo mạn, Olympic Rio 2016 đã "dạy" cho cầu lông Trung Quốc một bài học như vậy. Năm Đơn nam Đơn nữ Đôi nam Đôi nữ Đôi nam nữ 2008 Lee Chong Wei Zhou Mi Markis Kido Hendra Setiawan Du Jing Yu Yang (Trung Quốc) Nova Widianto Liliyana Natsir 2009 Lee Chong Wei Wang Yihan (Trung Quốc) Koo Kien Keat Tan Boon Heong Ma Jin Wang Xiaoli (Trung Quốc) Lee Yong-dae Lee Hyo-jung 2010 Lee Chong Wei Wang Xin (Trung Quốc) Mathias Boe Carsten Mogensen Cheng Wen-hsing Chien Yu-chin Thomas Laybourn Kamilla Rytter Juhl 2011 Lee Chong Wei Wang Yihan (Trung Quốc) Cai Yun Fu Haifeng (Trung Quốc) Wang Xiaoli Yu Yang (Trung Quốc) Zhang Nan Zhao Yunlei (Trung Quốc) 2012 Lee Chong Wei Li Xuerui (Trung Quốc) Mathias Boe Carsten Mogensen Tian Qing Zhao Yunlei (Trung Quốc) Xu Chen Ma Jin (Trung Quốc) 2013 Lee Chong Wei Li Xuerui (Trung Quốc) Mohammad Ahsan Hendra Setiawan Wang Xiaoli Yu Yang (Trung Quốc) Zhang Nan Zhao Yunlei (Trung Quốc) 2014 Chen Long (Trung Quốc) Li Xuerui (Trung Quốc) Lee Yong-dae Yoo Yeon-seong Tian Qing Zhao Yunlei (Trung Quốc) Zhang Nan Zhao Yunlei (Trung Quốc) 2015 Chen Long (Trung Quốc) Carolina Marín Lee Yong-dae Yoo Yeon-seong Luo Ying Luo Yu (Trung Quốc) Zhang Nan Zhao Yunlei (Trung Quốc) 11/2016 Lee Chong Wei Carolina Marín Shem Goh Wee Kiong Tan Misaki Matsutomo Ayaka Takahashi Ko Sung Hyun Kim Ha Na Tính từ năm 2008, vị trí số 1 thế giới ở 5 nội dung đều có ít nhất 1 tay vợt Trung Quốc, song tính đến tháng 11/2016 không có tay vợt nào của quốc gia này xếp ở vị trí số 1 Một thống kê khác đang chứng minh cầu lông Trung Quốc không còn thống trị cầu lông thế giới là ở bảng xếp hạng các tay vợt (bwfbadminton). Tính từ năm 2008, khi BXH các tay vợt được thống kê trên trang web liên đoàn cầu lông thế giới (bwfbadminton), thì Trung Quốc luôn có tay vợt số 1 trong 5 BXH (đơn nam, đôi nam, đơn nữ, đôi nữ và đôi nam nữ), nhưng hiện tại không có tay vợt nào Trung Quốc đứng ở ngôi vị số 1 thế giới. Thất bại tại Olympic Rio, rồi đại bại ở China Open 2016, cầu lông Trung Quốc đang dần đánh mất vị thế của mình, họ không còn là số 1 và những đối thủ khác đã không còn e dè khi phải đối mặt với những tay vợt tới từ Trung Quốc. Tự tin luôn là điều tối quan trọng, song tự mãn là điều "giết chết" sự thành công. Đứng trên đỉnh đã khó và giữ được vị thế đó càng khó hơn. Cầu lông Trung Quốc đã và đang thống trị làng cầu lông thế giới, nhưng để tiếp tục làm được điều ấy chắc chắn họ phải thay đổi. Video Chen Long đánh bại Lee Chong Wei giành HCV - Olympic 2016 (ở giải China Open 2016, Chen Long thua đau Jorgensen) - bản quyền thuộc yan.vn: T.H